Ngay cả đối với người lớn chúng ta, khi bị sưng mí mắt cũng gây ra rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đối với trẻ em thì đây còn là vấn đề nan giải hơn nhiều vì sưng mí mắt là một bệnh rất thường gặp ở trẻ em và việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn hơn nhiều vì khó xác định nguyên nhân .
Sưng mí mắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng đến cả mí mắt trên và dưới. Đây là hiện tượng viêm hoặc chất lỏng dư thừa ( phù nề ) trong các mô liên kết xung quanh mắt.
Nội Dung Bài Viết
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây sưng mí mắt, có thể do các bệnh lý liên quan hoặc do các yếu tố ngoại cảnh tác động. Do đó bếu bé bạn bị sưng mí mắt bạn cần đưa bé đi khám ngay để tìm ra tác nhân gây bệnh chính xác nhất. Một số nguyên nhân thường gặp:
- Tác nhân môi trường:
+ Dị ứng mắt: Tương tự như viêm mũi và dị ứng thời tiết, khi có phấn hoa, bụi, lông vật nuôi… tác động lên hệ thống miễn dịch của cơ thể, gây lên các phản ứng làm trẻ dụi mắt nhiều khiến đôi mắt sưng.
+ Chấn thương mắt: Bé bị té xe, ngã cầu thang hay bất kỳ chấn thương nào liên quan đến mắt đều có thể gây viêm và sưng mí mắt ở trẻ em.
- Bệnh lý liên quan:
+ Đau mắt đỏ: Trong y học gọi là bệnh viêm kết mạc. Đây là hiện tượng viêm màng các bề mặt của mắt, được gọi là kết mạc. Tất cả các nguyên nhân gây bệnh đều dẫn đến kết quả chung là mí mắt sưng, con mắt đỏ và trẻ thường bị chảy nước mắt và ngứa.
+ Mụt lẹo ở mí mắt: Sưng mí mắt chỉ là một triệu chứng thường gặp khi trẻ bị mụt lẹo. Nguyên nhân gây mụt lẹo là do nhiễm trùng vi khuẩn và viêm một tuyến Meibomian( tuyến Meibomius, là những tuyến tiết bã nhờn đổ ra bờ tự do của mi, các lỗ ra của tuyến này nằm ngay sau chân lông mi). Toàn bộ mí mắt có thể bị sưng vì khi bị mụn các tuyến sản xuất dầu lưu thông cho mắt bị chặn.
+ Chắp: Có thể nói đây là bệnh cấp độ cao hơn và nặng hơn khi trẻ có hiện tượng bị sưng mí mắt. Trong từ điển y khoa, chắp bị gây ra bởi một tuyến Meibomian bị chặn, dấu hiệu đầu tiên của chắp khá giống mụt lẹo ở mí mắt nhưng sau đó phát triển thành một khối u nang bã nhờn. Khi bị chắp mí mắt sưng và đau và ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh mắt
+ Viêm bờ mi: Còn được gọi là tình trạng viêm mí mắt, nguyên nhân thường do trục trặc của tuyến dầu trong mí mắt. Triệu chứng thường thấy là viêm đỏ bờ mi, sưng mí mắt, trẻ có cảm giác ngứa kèm theo cộm như có bụi trong mắt, thường phải chớp mắt liên tục và có chất tiết màu trắng ở 2 góc trong và ngoài mắt. Viêm bờ mi có thể chữa khỏi hoàn toàn hoặc trẻ sẽ phải sống chung suốt đời.
+ Viêm mô tế bào quỹ đạo: Khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh này cần được kịp thời điều trị bằng kháng sinh tại các bệnh viện chuyên khoa để ngăn ảnh hưởng đến các dây thần kinh thị giác, trẻ có thể bị giảm thị lực hoặc mù vĩnh viễn.
Viêm mô tế bào quỹ đạo là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của các mô xung quanh mắt, dẫn đến sưng đau của mí mắt trên và dưới, và có thể là lông mày và má.
Cách phòng chống
Những bệnh lý liên quan đến mắt dù nhẹ hay nặng đều cần được điều trị đúng cách và kịp thời để tránh những biến chứng xấu nhất. Với trẻ bị sưng mí mắt cũng vậy.
Cần xác định nguyên nhân trẻ bị dị ứng, khi có những triệu chứng đầu tiên bạn nên đưa trẻ đi xét nghiệm dị ứng. Khi đã biết được nguyên nhân, gia đình, nhà trường và ngay bản thân trẻ sẽ có cách để tránh chất gây dị ứng hoặc giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất.
Việc sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt bạn cần đọc kỹ về thành phần và chất bảo quản thuốc. Một số sẽ mẫn cảm có thể bị dị ứng.
Ở độ tuổi tiền dậy thì, sưng mí ở trẻ em là bệnh thường gặp vì vậy bạn cần tìm hiểu về các nguyên nhân một cách chính xác để có những hướng điều trị phù hợp.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.