Những điều cần biết về bướu máu ở trẻ sơ sinh

Bướu máu hay còn gọi là u máu là bệnh lành tính và có thể tự hết sau một thời gian nên các vị phụ huynh không cần quá lo lắng khi thấy bé nhà mình có hiện tượng này. Bướu máu có thể xuất hiện sau vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng sau sinh với biểu hiện bạn đầu là chấm nhỏ màu đỏ như nốt ruồi son, sau đó lan rộng ra. Khi thấy vết bớt càng ngày càng to, nhiều bậc phụ huynh thường lo lắng và nghĩ rằng đây là dấu hiệu ung thư. Hãy yên tâm rằng bướu máu không hề gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé mà chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân gây bướu máu ở trẻ sơ sinh là gì? cách chữa bướu máu ở trẻ sơ sinh như thế nào?….mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Nội Dung Bài Viết

Bệnh bướu máu là gì?

Bướu máu là một dạng bướu lành xuất hiện ở ngoài da hoặc ở lớp mô mỡ dưới da. Nó được tạo nên bởi sự hình thành và sản sinh bất thường của các tế bào nội mô. Hầu như bướu máu chỉ có ở một vùng trên cơ thể. Đó có thể là ở vùng đầu, cổ, mặt, thân mình và ở tay chân( tỷ lệ thấp nhất).

Các dạng bướu máu ở trẻ sơ sinh

Bướu máu bẩm sinh

Đây là tình trạng bướu máu xuất hiện từ trong bào thai và được chia thành 2 dạng:

– Dạng thoái triển: xuất hiện một khối màu đỏ tía trên da của bé. Tùy cơ địa mỗi bé mà có kích thước bướu lớn nhỏ khác nhau. Sau đó nó phát triển thành một vết đỏ như mụn ruồi son. Sau một thời gian thì nó sẽ tự thoái triển và biến mất.

– Dạng không thoái triển: dạng này cứ to dần theo thời gian. Đến một thời điểm nào đó thì dừng lại nhưng không hề thoái hóa mà vẫn tồn tại mãi mãi.

Bướu máu trẻ nhỏ

Dạng bướu máu này thường xuất hiện trễ hơn, khoảng trong tuần đầu tiên hoặc vài tuần đến vài tháng tuổi sau khi sinh. Biểu hiện cũng là một vết đỏ như mụn ruồi son và phát triển theo 3 giai đoạn sau:

+ Từ khi xuất hiện đến 6 tháng tuổi: bướu máu phát triển lớn dần, có màu đỏ tươi. Nhiều trường hợp sờ vào thấy bướu nóng, nhiệt độ cao.

+ Từ 6 tháng tuổi – 2 tuổi: bướu máu không phát triển nữa nhưng vẫn duy trì như vậy, bề mặt căng.

+ Từ 2 – 7 tuổi: bắt đầu thoái hóa dần, bề mặt nhăn nheo, khối lượng bướu giảm xuống, màu sậm hơn. Tuy nhiên, sự thoái hóa nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi đứa trẻ. Người ta đã thống kê khoảng 50% ở trẻ 5 tuổi, 70% ở trẻ 7 tuổi và kết thúc muộn nhất ở trẻ 10 – 12 tuổi.

Bướu máu ở trẻ sơ sinh tuy không đáng lo ngại nhưng nếu cha mẹ chủ quan thì có thể vì nhiều lý do khác nhau mà nó có thể gây nên nhiều biến chứng. Nếu bướu máu xuất hiện ở mắt có thể gây lác mắt hoặc sụp mí mắt. Nếu bướu máu ở hàm trên và dưới của răng sẽ gây nên chảy máu răng và các bệnh về răng lợi.

Điều trị bướu máu ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, có 3 hướng điều trị bướu máu ở trẻ sơ sinh. Tùy vào kích thước của bướu, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

– Phá hủy bướu: Dùng dao cắt bỏ bướu và khâu lại. Các biện pháp đốt điện (dùng nhiệt), đốt lạnh, bắn tia laser (dùng ánh sáng), bắn tia xạ (dán phóng xạ). Tất cả đều có mục đích chung là phá bỏ các tế bào bướu.

– Ngăn không cho bướu tiến triển: bằng cách hóa trị hoặc dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.

 Không can thiệp: Chúng ta hãy đợi đến giai đoạn bướu thoái hóa rồi mới bắt đầu xử lý di chứng.

Cha mẹ cần lưu ý, vì bướu máu ở trẻ sơ sinh là bướu lành nên khi thực hiện cách điều trị nào cũng cần chú ý đến yếu tố thẩm mỹ. Đặc biệt là khi bướu xuất hiện ở mặt bé, cần cẩn trọng để không chảy quá nhiều máu hoặc để lại sẹo sau điều trị.

Để lại một bình luận