Ở thời đại hiện tại mà cuộc sống chúng ta như gắn liền với mạng xã hội nói lên được sự phổ biến của nó đến chừng nào nhưng đâu đó lại có một số người đang muốn từ bỏ mạng xã hội. Vậy tại sao nhiều người lại muốn tránh xa nó như vậy?
Ai củng biết mạng xã hội có thể giúp bạn chia sẻ hoặc liên kết được với nhiều người. Luôn có 2 luồng ý kiến trái chiều về việc mạng xã hội giúp bạn bớt cô đơn hơn hoặc có nhiều người lại cảm thấy cô đơn và bị cô lập. Vì vậy có nhiều yếu tố khác nhau cần để xem xét bạn thuộc về người gắn bó sử dụng hay là người muốn tránh xa nó. Hãy cùng tìm hiểu những yếu tố nào khiến nhiều người nghĩ tới từ bỏ mạng xã hội.
Nội Dung Bài Viết
Nghiện mạng xã hội – những hệ lụy khôn lường
Nghiện mạng xã hội củng coi như một bệnh tâm lý nghiện theo thói quen khó từ bỏ được. Nghiện mạng xã hội không chỉ khiến bạn tốn nhiều thời gian vô bổ vào thế giới ảo mà thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe như: trầm cảm, tối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ,…
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc
Lướt mạng xã hội được thực hiện nhiều nhất vào tất cả thời gian rãnh trong ngày vô tình khiến cho não không có thời gian nghỉ ngơi làm cho chất lượng công việc sụt giảm
Không chỉ các bạn sử dụng mạng xã hội trong thời gian rãnh mà ngay cả lúc đi ngủ hoặc lúc đi ăn. Khi sử dụng vào 2 thời điểm này sẽ làm xáo trộn nhịp sinh học trong cơ thể dẫn đến đau dạ dày, khó hấp thụ, biếng ăn. Giấc ngủ củng bị lạm dụng cho mạng xã hội cơ thể sẽ bị suy nhược do ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu.
Giảm tương tác trực tiếp với mọi người xung quanh
Hình ảnh khá quen thuộc hiện nay đó là trong các cuộc hội họp cùng với nhau thì bạn bè mỗi đứa lại tập trung vào điện thoại thế giới ảo mặc dù xung quanh có nhiều bè ngồi kế bên. Nếu bạn không từ bỏ mạng xã hội những lúc như này thì dần các mối quan hệ trong cuộc sống thật của bạn sẽ bị rạn nứt.
Mạng xã hội tác động đến tâm lý của bạn dẫn đến suy nghĩ tiêu cực
Hằng ngày có lượng lớn thông tin được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Tuy nhiên tất cả những thông tin đó đều không được cơ quan hay đơn vị có thẩm quyền nào kiểm chứng dẫn đến nhiều thông sai lệch, nội dung được bịa đặt giật tít nhằm để “câu like”. làm cho người dùng rơi vào trạng thái hồi hộp, căng thẳng,…
Ngoài ra những thông tin và bình luận tiêu cực trên Facebook hoặc thậm chí phải nhận từ những nội dung do chính mình đăng tải dẫn đến biểu hiện buồn bã, bi quan, tuyệt vọng. Nghiêm trọng nhất là nhiều người dùng đã lựa chọn tự tử khi phải nhận những bình luận ác ý hoặc bị “tấn công” trên mạng xã hội.
Dấu hiệu chứng tỏ bạn là người nghiện mạng xã hội
Khi bạn dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội từ 3 tiếng trở lên trong một ngày cùng với những đặc điểm và biểu hiện dưới đây:
- Luôn muốn sử dụng mạng xã hội kể cả trong thời gian đi làm đi chơi, mong muốn được tăng thời gian để sử mạng xã hội và không kiểm soát được
- Truy cập mạng xã hội ngay khi thức dậy và trước khi đi ngủ mỗi ngày
- Thay đổi hành vi, sở thích, thói quen cũ đổi thành các hành vi “ảo” chụp ảnh tự sướng mọi lúc, check in mọi nơi,…
- Bắt đầu đánh giá và so sánh người khác thông qua Profile của họ
- Cảm thấy bứt rứt khó chịu khi không được sử dụng mạng xã hội
Những dấu hiệu trên đều được các bạn nghiện mạng xã hội biết nhưng không thể từ bỏ mạng xã hội được. Ảnh hưởng đến công việc sự nghiệp, nghiêm trọng hơn là hành vi tâm lý của bạn bị rối loạn giữa thế giới “ảo” và “thật”.
Hạnh phúc hơn khi từ bỏ mạng xã hội
Hạnh phúc hơn là khẳng định từ những người đã từ bỏ mạng xã hội thành công, nhưng đôi khi họ vẫn cảm giác thiếu thiếu gì đó trong cuộc sống.
Thực tế số người thực sự cai nghiện được mạng xã hội cực ít. Vì theo nghiên cứu tại trung tâm Pew năm 2021 có 70% dân só Mỹ sử dụng mạng xã hội và đang có xu hướng tăng lại trong đầu năm nay.
Tập trung cho cuộc sống thực
Mạng xã hội từ một nền tảng để kết nối mọi người không giới hạn khoảng cách, rồi dần biến thành nơi chia sẻ tin tức. Vì vậy nhiều người không muốn từ bỏ mạng xã hôi sợ mình rơi vào tình trạnh FOMO (nổi sợ bị bỏ lỡ). Mặc dù mạng xã hội cập nhật tin tức liên tục và nhanh chóng nhưng tất cả thông tin đó đều không được kiểm chứng tính chính xác không đáng tin cậy. Thay vào đó bạn có thể sử dụng những trang báo điện tử để đảm bảo được nguồn tin tức có độ chính xác cao hơn.
Khi từ bỏ mạng xã hội bạn sẽ ngạc nhiên mình đã lãng phí rất nhiều thời gian vô bổ vào nó. Bây giời với khoảng thời gian đó bạn có thể làm được nhiều việc cá nhân và chăm sóc bản thân tốt hơn. Ngoài ra hãy dành ra một ít thời gian để ở bên gia đình và các mối quan hệ xung quanh ngoài đời thực.
Sống tích cực hơn
Ngoài những thông tin bổ ích thì các nền tảng mạng xã hội luôn xuất hiện không ít những thông tin nội dung tiêu cực không lành mạnh, vì là thế giới ảo nên không ít người dùng không ngần ngại tấn công người khác bằng ngôn từ đả kích, xúc phạm.
Tất cả các ngôn từ đả kích, xúc phạm đó đều xuất phát ra từ những kẻ ngồi trước bàn phím và màn hình nên chẳng sợ hãi gì khi chia sẻ những thông tin như vậy. Những nội dung xúc phạm gây thù như vậy có lẽ sẽ không xuất hiện nếu như mọi người đứng trước mặt nhau. Bạn sẽ thấy thoải mái hơn nếu không đọc những bài viết tiêu cực hay những bình luận ác ý khi từ bỏ mạng xã hội.
Ở trên là toàn bộ nội dung nói về hệ lụy khi bạn nghiện mạng xã hội và được gì khi từ bỏ mạng xã hội. Sau khi đọc xong bài viết bạn có từng nghĩ tới việc từ bỏ sử dụng mạng xã hội không hay vẫn muốn tiếp tục sử dụng?
Hãy nên nhớ rằng bạn đang sống và cố gắng phát triển trong thế giới thực, mọi quan hệ tương tác trong thế giới ảo kia chỉ mang tính chất hỗ trợ, chứ không thể nào thay thế hoàn toàn được.